29 tháng 3, 2009

Hướng dẫn thay đổi tên của ổ đĩa trong Windows

Các ổ đĩa ngoài phần nhãn (Label) do người sử dụng đặt còn được Windows gán cho 1 tên bằng các ký tự (C:, D:, E:,...), đôi khi các ký tự này không đúng theo thứ tự do việc phân vùng hoặc gắn thêm ổ đĩa sau khi đã cài đặt Windows, bạn có thể sắp xếp lại các ký tự ổ đĩa này theo thứ tự hoặc theo yêu cầu.
Trong ví dụ máy của bạn có ổ đĩa cứng System có ký tự C:, ổ đĩa cứng Data có ký tự E: còn ổ CD lại có ký tự là D:
R_Click vào biểu tượng My Computer, chọn Manage.
Trong Computer Management chọn Disk Management. Bước 1: R_Click vào ổ đĩa CD-ROM, chọn Change Drive Letter and Path...
Bước 2: Trong Change Drive Letter and Path for D: chọn Change.
Bước 3: Trong Change Drive Letter and Path chọn F, nhấn OK và khi xuất hiện bảng xác nhận nhấn Yes.Bây giờ ổ đĩa CD đã được gán ký tự F: (có thể gán ký tự nào cũng được miễn là không trùng với ký tự của các ổ đĩa đang có và ký tự ổ đĩa mà bạn muốn đổi sang bới đây là bước trung gian).
Tiếp theo hãy thay đổi ký tự cho Data (E:) thành (D:) bằng cách làm giống như bước 1 và 2, ở bước 3 bạn sẽ chọn D:
Bây giờ ổ đĩa Data được gán ký tự D:
Đến đây ta hãy đổi ký tự của ổ CD từ F: trở thành E:
Thoát khỏi Computer Management.
Bây giờ ổ đĩa trên máy của bạn có sẽ có các ký tự: System (C:), Data (D:) và ổ CD (E:)

28 tháng 3, 2009

26 tháng 3, 2009

Hướng dẫn crack password các file .pdf

Khi download các file .pdf từ trên internet thường chỉ cho xem mà không cho in, cho sửa hoặc trong trường hợp quên mật khẩu hoặc muốn crack mật khẩu của file .pdf. Chẳng còn cách nào khác để in, sửa, đọc file là tìm ra mật khẩu của nó. Có nhiều phần mềm crack mật khẩu nhưng nguyên lý crack khá giống nhau. PDF Password Cracker Pro v3.0 là một trong những phần mềm crack khá hiệu quả.

Link download: http://fb.esnips.com/doc/837961b1-d07e-4df9-a8d6-1f7ec9df0d34/Huong-dan-+-phan-mem-Crack-password-file-PDF

Sau khi cài đặt xong thì sử dụng số Registration Key bên dưới để đăng ký
Registration Key: 73877497874777663777
Giao diện của PDF Password Cracker Pro v3.0 như sau:

- All caps latin (A-Z): quét tất cả các ký tự chữ hoa
- All small latin (a-z): quét tất cả các ký tự chữ thường
- All digit(0-9): quét tất cả các số
- All special symbols(! @...): quét tất cả các ký tự đặc biệt
- Space: quét cả dấu cách
- All printable: quét tất cả
- User defined characters: quét các ký tự bạn nhập vào
- Minimal password lengh: độ dài nhỏ nhất của mật khẩu (nếu biết số ký tự của mật khẩu)
- Maximal password lengh: độ dài lớn nhất của mật khẩu (nếu biết số ký tự của mật khẩu)
- Start from: Vị trí bắt đầu dò
- End at: Vị trí kết thúc

Các bước crack password

Bước 1: Chọn file .pdf có mật khẩu cần dò bằng nút lệnh Load
Bước 2: Chọn kiểu crack trong mục Type of attack (Brute-force crack khá hiệu quả)
Bước 3: Chọn các tùy chọn về dò tìm
Bước 4: Chọn Start để bắt đầu dò tìm mật khẩu
Khi đã dò được mật khẩu (trong ví dụ là tigon181084) hộp thoại Save As xuất hiện cho phép lưu lại tập tin với 1 tên khác mà không còn mật khẩu.

* Lưu ý: Có thể quá trình dò tìm mật khẩu mất rất nhiều thời gian (phụ thuộc vào độ dài, độ khó của mật khẩu).

19 tháng 3, 2009

Hướng dẫn lưu trữ trực truyến (Esnips)

Bước 1: Chọn 1 trang web cho phép lưu trữ trực tuyến ( http://www.scribd.com/, http://www.esnips.com/ ) trong bài viết này tôi chọn trang esnips.

Bước 2: Đăng ký làm thành viên của trang web này (chỉ cần có 1 địa chỉ email là ok) bằng cách click vào mục Join Now!

- Nhập địa chỉ email vào mục Your e-mail address

- Nhập mật khẩu vào mục Choose your password

- Nhập các ký tự nhìn thấy từ ảnh bên dưới vào mục Type the letters you see below

- Đánh dấu check vào [x] I have read and agree to the terms of use

Xong nhấp chọn Create Account

Nếu thành công thì màn hình thông báo như sau:

Bước 3: Lúc này Esnips đã gửi e-mail kích hoạt vào e-mail của bạn. Để kích hoạt tài khoản lưu trữ trực tuyến vừa đăng ký bạn phải vào e-mail của mình, đọc e-mail Activate your eSnips account

Sau đó click vào link :http://www.esnips.com/newuser/7fa610b8-0322-4389-a38b-7c016744e2d9 có trong e-mail để kích hoạt.

Bước 4: Màn hình welcome xuất hiện, click My Home để đến trang chính, có thể upload dữ liệu lên thư mục của mình ngay lúc này hoặc sang bước 5

Bước 5: Tạo thư mục lưu trữ share dữ liệu cho mọi người bằng cách click vào Folders. Tại mục My Share Folders chọn New Folder.


- Nhập tên thư mục (ví dụ tvg), có thể chọn phương thức share trong mục Share it

- Click vào Create if availble để kiểm tra tính khả dụng (tránh trùng lặp), nếu thành công sẽ nhận được thông báo bên dưới. Trong đó có địa chỉ cho mọi người truy cập để download dữ liệu (http://www.esnips.com/web/tvg)

- Lúc này ta có thể upload dữ liệu lần đầu tiên lên thư mục tvg bằng cách click Upload You First File, hoặc có thể Upload bất cứ khi nào sau khi ta đăng nhập bằng cách click Upload File.

- Chọn các tập tin cần upload bằng cách click vào Select Files (có thể click Select Files nhiều lần để chọn nhiều tập tin cần upload)

- Sau đó click Upload Now!

* Nhớ Sign 0ut trước khi kết thúc phiên làm việc.

Cách đưa file pdf lên Blog

Để đưa 1 file pdf lên Blog có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau:

1. Upload trực tiếp lên blog: Một số dịch vụ blog như Opera cho phép upload file.
2. Dùng các trang web gửi file phổ biến như Megaupload ( http://www.megaupload.com/ ) hay Yousendit ( http://www.yousendit.com/ ) để upload rồi copy link về blog. Những trang này cho phép chia sẻ ngắn hạn, sau một thời gian file sẽ hết hạn và bị xoá.
3. Đăng ký làm thành viên một trang cho phép lưu file miễn phí nào đó như Scribd ( http://www.scribd.com/ ) hay Esnips ( http://www.esnips.com/ ) để gửi file và copy link về blog. Những trang này thì cho phép lưu file vĩnh viễn, quyền xoá thuộc về bạn.

Tài liệu học tập cho SV CĐNTT

SV CĐNTT có thể download các tài liệu học tập về CNTT tại địa chỉ này:
http://www.esnips.com/web/tvg

6 tháng 3, 2009

3 tháng 3, 2009

Hướng dẫn sử dụng phần mềm VMware 6.5.1

1. Cách tạo các máy ảo từ VMware Workstation:
Để sử dụng VMware đầu tiên chúng ta cần tạo nên một máy ảo, nơi mà chúng ta sẽ dùng để cài đặt nên các hệ điều hành. Chúng ta có thể tuỳ chọn dung lượng HDD, dung lượng RAM, cách kết nối mạng của máy ảo… Việc tiếp theo cần làm là cài đặt nên một hệ điều hành trên máy ảo đó. Hiện tại, VMware hỗ trợ cài đặt rất nhiều dạng hệ điều hành. Chúng ta có thể cài các phiên bản của Windows, Linux, Unix… trên các máy ảo VMware. Việc cài đặt hệ điều hành trên máy ảo hoàn toàn tương tự như cách cài đặt trên các máy thật.

Tạo máy ảo sử dụng Windows XP Professional.
Để cài đặt một máy ảo thì yêu cầu về Ram là rất cần thiết vì có Ram để dùng cho máy ảo chạy, cũng giống nhưng máy thực, Winxp cần 128 MB để chạy thì máy ảo cũng cần giống như vậy. Do đó máy thật nên có dung lượng Ram >= 512 MB.
Dung lượng của ổ cứng cũng là vấn đề, nếu sử dụng hệ điều hành của Microsoft thì chọn khoảng 5GB là đủ, dung lượng của một máy ảo sau khi cài đặt hệ điều hành Windows XP Professional xong thì chỉ tốn có 1.3GB.
- Khởi động chương trình VMware Workstation.
- Từ menu File chọn New -> Virtual Machine... (Ctrl+N).

- Màn hình Welcome tạo máy ảo xuất hiện, nhấn chọn Next.

- Tại hộp thoại Select the Appropriate Configuration chọn tùy chọn ¤ Typical (sử dụng các thiết lập mặc định), nếu muốn tự lựa chọn các thiết lập thì chọn mục ¤ Custom. Sau đó nhấn Next.
- Tiếp theo là chọn hãng sản xuất hệ điều hành và hệ điều hành tương ứng. Trong bài này chúng ta chọn HĐH khách là Windows XP Professional. Nhấn chọn Next để tiếp tục. - Tại hộp thoại "Name the Virtual Machine" Chọn tên cho máy ảo và Thư mục lưu trữ các file của máy ảo. Mặc định sẽ lưu vào My document của user hiện hành nếu muốn thay đổi thì chọn nút Browse để chọn nơi lưu trữ khác. Sau đó nhấn Next. - Chọn loại mạng để kết nối giữa máy ảo và máy thật. Mặc định có thể chọn là ¤ Use bridged networking. Sau đó nhấn Next. - Tại "Disk capacity" cho phép điều chỉnh dung lượng của HDD dành cho máy ảo, chú ý chọn mục þ Spilt disk into 2GB files vì với Windows XP Professional việc quản lý file lớn hơn 2GB rất khó khăn. Sau đó nhấn chọn Finish để hoàn tất.
- Chọn Close để kết thúc

- Màn hình giao diện VMware Workstation

2. Chia sẻ tài nguyên của các máy ảo:
Để chia sẻ tài nguyên cho máy ảo, từ chương trình chính chọn menu VM \ Settings...

a- Chia sẻ RAM: Phụ thuộc vào dung lượng RAM máy thật. Để chia sẻ RAM chọn Memory.Hình 1: Thay đổi dung lượng của RAM

b- Chia sẻ HDD: Khi tạo ra các máy ảo, chúng ta sẽ tạo ra một HDD dành riêng cho máy ảo nằm trên máy thật. HDD ảo này được tạo trên vùng trống của ổ đĩa thật, do đó không ảnh hưởng đến dữ liệu đang có trên ổ đĩa thật. Có thể tuỳ chọn dung lượng của HDD này, có thể ấn định ngay dung lượng hoặc cũng có thể để dung lượng của ổ cứng là động, sẽ thay đổi tuỳ theo quá trình sử dụng.
Hình 2: Tùy chọn dung lượng đĩa cứng

c- Chia sẻ ổ đĩa CD-ROM: Máy ảo có thể sử dụng ổ CD-ROM của máy thật (¤ Use physical drive). Ngoài ra, ta có thể dùng một file ISO để đưa vào ổ CD-ROM của máy ảo (¤ Use ISO image), lúc này máy ảo sẽ nhận file ISO giống như một đĩa CD-ROM trong ổ thật.

Hình 3: Tùy chọn cho ổ CD-ROM

d- Chia sẻ card mạng Ethernet: Sau khi cài đặt, VMware sẽ tạo nên 2 card mạng VMware1 và VMware8 trên máy thật và máy thật có thể sử dụng 2 card mạng này để kết nối với các máy ảo. Khi lựa chọn cấu hình mạng cho các máy ảo, ta có thể chọn một trong các chế độ sau:
Hình 4: Chọn lựa cấu hình mạng Bridged Networking:

Card mạng của máy ảo sẽ được gắn trực tiếp với card mạng của máy thật (sử dụng Switch ảo VMnet0). Lúc này, máy ảo sẽ đóng vai trò như một máy trong mạng thật, có thể nhận DHCP từ mạng ngoài, hoặc đặt IP tĩnh cùng dải với mạng ngoài để giao tiếp với các máy ngoài mạng hoặc lên Internet.
Hình 5: Cấu trúc mạng Bridged Networking

Máy ảo được cấu hình NAT sẽ sử dụng IP của máy thật để giao tiếp với mạng ngoài. Các máy ảo được cấp địa chỉ IP nhờ một DHCP ảo của VMware. Lúc này, các máy ảo sẽ kết nối với máy thật qua Switch ảo VMnet8, và máy thật sẽ đóng vai trò NAT server cho các máy ảo.
Hình 6: Cấu trúc mạng NAT

Host-only Networking: Khi cấu hình máy ảo sử dụng host-only networking, máy ảo sẽ được kết nối với máy thật trong một mạng riêng thông qua Switch ảo VMnet1. Địa chỉ của máy ảo và máy thật trong mạng host-only có thể được cấp bởi DHCP ảo gắn liền với Switch ảo Vmnet1 hoặc có thể đặt địa chỉ IP tĩnh cùng dải để kết nối với nhau.
Hình 7: Cấu trúc mạng Host-Only

Ngoài các kết nối trên, có thể sử dụng các Switch ảo trong VMware để kết nối các máy ảo thành một hệ thống. Sau khi cài đặt, VMware tạo sẵn 10 Switch ảo từ VMnet0 đến VMnet9. Ngoài các Switch ảo VMnet0 (dùng cho mạng Bridged Networking), VMnet8 (dùng cho mạng Nat Networking) và VMnet1 (dùng cho mạng Host-Only Networking), còn 7 Switch ảo khác để thực hiện việc kết nối các máy ảo. Có thể đặt IP động trên các máy nối với các Switch này để nhận DHCP ảo, hoặc có thể đặt IP tĩnh cùng dải cho các máy này đảm bảo chúng kết nối được với nhau.
Có thể chỉ đường cho máy ảo biết thông qua NIC nào để đi ra ngoài đối với HOST có nhiều NIC. Từ giao diện chính chọn menu Edit chọn Virtual Network Settings. Hình 8: Cấu hình Network

Để cài đặt hệ điều hành cho máy ảo thì cũng giống máy thật. Ta cho đĩa Windows XP Professional vào máy sau đó ngay giao diện máy ảo ta chọn Start this virtual machine.

e. Chia sẻ thiết bị USB: Trình điều khiển USB, khi cắm 1 thiết bị USB vào máy thật thì nó sẽ nhận được trên máy áo. Có thể bỏ trình điều khiển này nếu không cần thiết.

f. Cài đặt / gỡ bỏ thiết bị cho máy ảo: Có thể cài đặt thêm / gỡ bỏ HDD, CR-ROM, trình điều khiển USB... bằng cách chọn Add / Remove và sau đó chọn thiết bị tương ứng.
3. Sử dụng Snapshot:
Snapshot của máy ảo cho phép lưu lại trạng thái của máy ảo. Snapshot sẽ lưu lại thông tin về ổ cứng, Ram và các Setting trên máy ảo. Sau khi lưu Snapshot, có thể quay trở lại trạng thái của máy ảo bất cứ lúc nào. VMware cho phép lưu nhiều Snapshot của máy ảo, vì thế người dùng có thể sử dụng một máy ảo vào nhiều ngữ cảnh khác nhau, tiết kiệm thời gian cho việc cấu hình. Khi cần sử dụng ta sẽ dùng trình quản lý Snapshot Manager để chuyển tới trạng thái mong muốn.Hình 9: Cấu hình Snapshot để sử dụng máy ảo trong nhiều ngữ cảnh

4. Capture Movie:
Sử dụng tính năng ghi lại đoạn thao tác trên máy ảo bằng phim tiện cho việc xem lại bài học
Hình 10: Ghi lại thao tác trên máy ảo với tiện ích Capture Movie

5. Một số tiện ích khác:
- Một số phím tắt thông dụng:
F2: Vào màn hình SETUP
ESC: Hiện menu Boot
Ctrl + Alt: Di chuyển con trỏ qua lại giữa máy thật và máy ảo
Ctrl + Alt + Enter: Phóng to / thu nhỏ màn hình máy ảo
- Công cụ VMware Tools:Sau khi cài đặt xong Windows để di chuyển con trỏ linh hoạt qua lại giữa máy thật và máy ảo ta cài đặt công cụ VMware Tools bằng cách từ menu VM / Install VMware Tools...nhằm cho phép dễ dàng di chuyển con trỏ linh hoạt qua lại giữa máy thật và máy ảo cũng như thao tác kéo/thả để copy dữ liệu qua lại giữa máy thật và máy ảo.






Hướng dẫn cài đặt phần mềm VMware 6.5.1

VMware Workstation là một phần mềm tạo máy ảo chuyên nghiệp, hỗ trợ nhiều chức năng hơn hẳn các phần mềm trong ngành như: Vitual PC 2007, VitualBox, ...
Máy ảo thực chất là một phần mềm chạy trên Hệ điều hành hiện thời trên máy thật (gọi là Hệ điều hành chủ), nó sẽ tạo một chiếc máy tính “thực” hoàn toàn để ta có thể cài một hệ điều hành khác lên (gọi là Hệ điều hành khách – Guest OS) và chạy như thể chạy từ chính máy tính của mình. Như thế ta có thể chạy Linux trong Windows, hay Windows Vista trong Windows XP,… một cách dễ dàng. Ta có thể vừa làm việc với hệ điều hành chủ, vừa có thể “làm việc” với hệ điều hành khách.
Đây là một phần mềm hay cho những ai muốn thử nghiệm phần mềm mới mà không ảnh hưởng đến Windows đang sử dụng.
Điểm mới ở VMware Workstation là có thể copy tài liệu qua lại giữa máy thật và máy ảo, hỗ trợ cổng USB 2.0, hiển thị các HĐH ảo qua nhiều Tab trên một cửa sổ (Tab giống như trình duyệt Web).
Yêu cầu hệ thống: CPU 733MHz, RAM 512MB, HDD còn trống 1GB cho mỗi máy ảo được tạo.
VMware Workstation cho phép người dùng:
- Thiết lập và thử nghiệm các ứng dụng đa lớp, cập nhật ứng dụng và các miếng vá cho HĐH chỉ trên một PC duy nhất.
- Dễ dàng phục hồi và chia sẻ các môi trường thử nghiệm được lưu trữ; giảm thiểu các thiết lập trùng lặp và thời gian thiết lập.
- Làm cho việc học tập trên máy tính thuận lợi hơn do sinh viên luôn đuợc sử dụng máy với tình trạng “sạch” và thử nghiệm với nhiều HĐH, ứng dụng các công cụ trên những máy ảo an toàn và độc lập.
- Chạy các bản demo phần mềm với các thiết lập phức tạp hoặc đa lớp trên một chiếc laptop Tăng tốc độ giải quyết các rắc rối của người dùng cuối dựa trên một thư viện các máy ảo được thiết lập sẵn.
1. Cài đặt VMware Workstation:
VMware giúp giả lập máy tính ảo trên một máy tính thật. Sau khi cài đặt VMware, ta có thể tạo các máy ảo chia sẻ CPU, RAM, Card mạng với máy tính thật. Điều này cho phép xây dựng nên một hệ thống với một vài máy tính được nối với nhau theo một mô hình nhất định, người sử dụng có thể tạo nên hệ thống của riêng mình, cấu hình theo yêu cầu của bài học.
Cách cài đặt VMware Workstation 6.5.1 giống như các phần mềm thông dụng khác:
- Chạy tập tin VMware-workstation.exe
- Hộp thoại Welcome xuất hiện. Chọn Next để tiếp tục
- Hộp thoại Setup Type xuất hiện. Chọn chế độ cài đặt Typical (sử dụng các thiết lập mặc định). Chọn Next để tiếp tục - Hộp thoại Destination Folder cho biết thư mục cài đặt chương trình. Có thể chọn thư mục cài đặt khác bằng cách nhấp chọn nút Change.... Chọn Next để tiếp tục
- Hộp thoại Configure Shortcuts cho phép tạo Shortcut chương trình trên (Desktop: trên màn hình Desktop, Start Menu: trong Menu Start, Quick Lauch: trên thanh khởi động nhanh). Chọn Next để tiếp tục
- Chọn Install để tiến hành cài đặt chương trình
- Hộp thoại Registration Information cho nhập Tên người sử dụng, Tên cơ quan, và nhập số Serial Number (như hình dưới cho phiên bản 6.5.1). Chọn Enter để tiếp tục.
- Chọn Finish để hoàn tất.
- Khởi động lại máy tính, tại hội thoại License Agreement chọn Yes, I accept the terms in the license agreement để xác nhận. Chọn OK để tiếp tục.
- Màn hình kết quả